Quy Hoạch Đường Nguyễn Hoàng Tôn

  -  
Bản đồ quy hoạch Phân khu H2-1 Hà Nội thể hiện quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch giao thông của một phần quận Tây Hồ, Cầu Giấy và Bắc Từ Liêm.

Theo quy hoạch của Hà Nội, phân khu H2-1 có diện tích đất phát triển đô thị khoảng 2.453 ha với quy mô dân số đến năm 2050 tối đa khoảng 249 nghìn người.Bạn đang xem: Bản đồ quy hoạch đường nguyễn hoàng tôn

Phân khu nằm trong khu vực nội đô mở rộng, thuộc địa giới hành chính các phường Phú Thượng, Xuân La, quận Tây Hồ; phường Nghĩa Đô, Nghĩa Tân, Dịch Vọng, Dịch Vọng Hậu, Quan Hoa, Mai Dịch, quận Cầu Giấy; phường Phú Diễn, Đức Thắng, Cổ Nhuế 1, Cổ Nhuế 2, Đông Ngạc, Xuân Đỉnh, Xuân Tảo, Thụy Phương, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội.

Bạn đang xem: Quy hoạch đường nguyễn hoàng tôn

Phía Bắc phân khu giáp đê sông Hồng (đường An Dương Vương); phía Đông giáp đường Vành đai 2 và đường Lạc Long Quân; phía Nam giáp Phân khu H2-2 (đường Cầu Giấy, Xuân Thủy, Hồ Tùng Mậu); phía Tây giáp phân khu GS (hành lang xanh sông Nhuệ).

Phân khu đô thị H2-1 sẽ là trung tâm hành chính - văn hóa, thương mại, dịch vụ, tài chính, ngân hàng, giáo dục, du lịch, thể thao và giải trí chất lượng cao của thành phố Hà Nội. Đây là nơi tập trung các viện nghiên cứu khoa học hàng đầu quốc gia.

Quy hoạch phân khu sẽ thiết lập trung tâm dịch vụ đa chức năng quy mô lớn trên các tuyến giao thông chính như đường Phạm Văn Đồng, trục Tây Thăng Long, đường Hoàng Quốc Việt. Đồng thời, tạo nhiều không gian mở kết nối với Hồ Tây, sông Hồng và Vành đai sông Nhuệ với các khu đô thị mới và khu dân cư hiện hữu.

Hệ thống cây xanh đô thị được kết nối với nhau bằng hệ thống cây xanh cách ly, cây xanh cảnh quan đường phố, đạc biệt là các tuyến đường lớn như đường Vành đai 2, Vành đai 3, Nguyễn Hoàng Tôn, Nguyễn Phong Sắc...

Đất trường học được bố trí tại trung tâm mỗi khu vực, đảm bảo quy mô và bán kính phục vụ trong nhóm nhà ở. Xây dựng các trường học mới kết hợp cải tạo, chỉnh trang và nâng cấp các trường hiện có.

Các điểm nhìn quan trọng bao gồm tuyến đường Vành đai 3 từ cầu Thăng Long; tuyến Vành đai 2 đi từ cầu Nhật Tân; trục đường không gian cảnh quan trung tâm phân khu và trục Hồ Tây – Ba Vì.

Xem thêm: Người Tham Gia Giao Thông Tiếng Anh Là Gì, Tham Gia Giao Thông Trong Tiếng Anh Là Gì

Hệ thống đường sắt đô thị gồm tuyến số đường sắt số 2, đoạn Nam Thăng Long – Hoàng Quốc Việt – Trần Duy Hưng, các ga C1, C2, C3, C4. Hoàn thiện các tuyến còn lại thuộc tuyến đường sắt đô thị số 2 đoạn Trần Hưng Đạo – Thượng Đình – Nguyễn Phong Sắc – Hoàng Quốc Việt, đoạn Nam Thăng Long – Đông Anh – Nội Bài và các tuyến số 4, số 6.

Các tuyến đường cấp đô thị gồm xây dựng mở rộng đường Phạm Văn Đồng (Vành đai 3) kết hợp xây dựng hoàn chỉnh đường Võ Chí Công (Vành đai 2); trục đường Cầu Giấy – Xuân Thủy – Hồ Tùng Mậu; trục Tây Thăng Long; đường Nguyễn Văn Huyên.


*

*

Đường Nguyễn Văn Huyên nối đường Võ Chí Công với đường Phạm Văn Đồng (đoạn Công viên Hòa Bình); khởi công năm 2017 và đã thông xe. (Ảnh tư liệu: Di Linh - Hồng Phong).

Đối với tuyến đường liên khu vực, xây dựng và mở rộng tuyến Nguyễn Phong Sắc (Vành đai 2.5), Đỗ Nhuận, Nguyễn Hoàng Tôn, Hoàng Quốc Việt, Nguyễn Khánh Toàn, phố Trần Vỹ; xây dựng mới đường Vành đai 2.5 đoạn nối từ đường Nguyễn Phong Sắc đến phố Đỗ Nhuận.

Với các nút giao như cầu vượt và hầm chui, xây dựng nút giao giữa trục chính đô thị với hệ thống đường cấp thấp hơn như nút Bưởi, nút Mai Dịch, nút giao giữa trục Tây Thăng Long với đường Nguyễn Văn Huyên kéo dài, nút giao giữa trục Hồ Tây – Ba Vì với phố Trần Vỹ, đường Nguyễn Cơ Thạch kéo dài.

Xem thêm: Gdtt Là Gì ? Tiếng Anh Giao Dịch Thỏa Thuận Tiếng Anh Là Gì

Về giao thông, các dự án phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật khung gồm xây dựng hoàn chỉnh các tuyến Vành đai 2, Nguyễn Hoàng Tôn, Tây Hồ Tây, Hoàng Quốc Việt và các tuyến đường chính trong phạm vi nghiên cứu.